Nếu có cơ hội đến với mảnh đất xinh đẹp này, nhất định bạn phải thưởng thức những món ăn làm “siêu lòng” thực khách này nhé!
1.Bún cá rô đồng
Bạn có thể ăn được ở bất cứ nơi đâu tô bún cá rô đồng, nhưng để được ăn tô bún cá thơm ngon, độc đáo với mùi vị đặc biệt thì chỉ có trên mảnh đất Hải Dương. Bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của nước dùng trong leo lẻo, vị ngọt mềm của cá, thêm vào đó vị cay, chua đủ cả.
2. Bánh đậu xanh
Chắc chẳng ai còn xa lạ với thức quà này, thức quà được xem là linh hồn ẩm thực Hải Dương. Ăn bánh đậu xanh phải uống kèm với nước trà nóng thì mới lột tả được hết vị ngọt mà thanh của đường tinh, vị bùi của đậu xanh và mùi thơm ngào ngạt của tinh dầu hoa bưởi.
Nếu được đến thăm thú nơi đây vào mùa thu, độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 bạn sẽ được thưởng thức “của quý trời ban” này. Rươi Hải Dương khác với rươi các vùng khác vì độ béo và nhiều tinh bột. Rươi được chế biến thành nhiều món: chả rươi, rươi kho củ niễng, rươi nấu măng, rươi kho niêu đất,… nhưng dù món ăn nào thì chỉ cần thưởng thức 1 lần là bạn sẽ nhớ mãi không quên.
4. Mắm cáy Kim Thành
Mắm cáy là mắm được làm bằng con cáy, có màu nửa xanh nửa nâu, dùng hợp nhất là chấm rau luộc như rau lang, rau muống, rau rền hay cà pháo. Mắm có 2 loại: mắm cáy trong và mắm cá đục.
Khi dùng thì cho thêm ít mì chính như vậy mắm sẽ dịu hơn, sau đó vắt thêm quả quất, cho vài lát ớt tươi thái mỏng, rập ít tỏi, rồi đánh đều cho sủi bọt lên. Bát mắm cáy được đánh sủi càng nhiều bọt càng ngon, mùi thơm càng dậy.
5. Bánh lòng Kinh Môn
Đây là loại bánh khá đặc biệt làm từ gạo nếp, không giống với bánh cáy, chè lam,..bạn sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy khuôn bánh lòng trong các buổi chợ phiên, hàng tạp hóa mà chỉ thấy xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên vào mỗi dịp tết đến xuân về.
Thưởng thức miếng bánh lòng bạn sẽ thấy được vị ngọt tan chảy trong miệng, cùng với vị cay của gừng, vị bùi của lạc rang và mùi thơm ngào ngạt của dừa. Bánh ăn dẻo, mềm và thanh đạm.
6. Vải Thanh Hà
Vải thì không hiếm nhưng để được ăn loại vải cùi căng mọng, hạt nhỏ ti, ngọt mà không sắc thì chỉ có ở vải Thanh Hà. Giống vải này đã có được gót một thế kỷ qua, trở thành đặc sản nổi bật của người dân Hải Dương. Mùa hè đến, đi dọc bên đường huyện Thanh Hà, những cây vải đỏ au sai trĩu quả sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại được.
7. Bánh gai Ninh Giang
Bánh gai là thức quà quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng bánh gai Ninh Giang – Hải Dương thì không phải ai cũng được thưởng thức. Bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo nếp và đậu xanh. Bến ngoài bánh trắng phau, bên trong là nhân đậu xanh ngọt bùi, bánh có độ dẻo nhất định và rất dễ chiều lòng thực khánh.
8. Bánh cuốn Bắc Sơn
Người ta biết nhiều đến bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn Hà Nam hay bánh cuốn Nam Định, không nhiều người còn nhớ đến bánh cuốn Hải Dương. Nhưng nếu ai đã thử, sẽ chẳng thể nào quên những tấm bánh mỏng mướt như cánh hoa giấy, thanh mát, trong suốt mà vẫn béo ngậy. Chấm cùng thứ nước mắm trong veo được pha từ nước nóng đun sôi để nguội, vừa có màu vàng sóng sánh, vừa có mùi thơm của rau, thêm mấy lát dưa leo, cà rốt ăn kèm thì còn gì tuyệt bằng
9. Bánh đa Kẻ Sặt
Ở Hải Dương không thiếu vùng làm bánh đa, nhưng thứ bánh đa đem lại cho thực khách sự hài lòng nhất thì phải là bánh đa Kẻ Sặt. Bánh được làm bằng những nguyên liệu đơn giản như lạc, vừng, đường, gạo, gừng tươi,… miếng bánh mỏng, giòn tan, thơm lừng hòa quyệt với đủ thứ nguyên liệu. Ăn xong mà miệng cứ ngọt mãi không thôi.
10. Gà Mạnh Hoạch
Đây không phải là giống gà mà là tên gọi bắt nguồn từ nhà hàng của “ông vua gà” mang tên Mạnh Hoạch. Thực chất là gà ta được thả ở vùng đồi để chúng tự tìm thức ăn và bồi thêm lúa. Tuy nhiên, các món ăn được chế biến từ gà ở nhà hàng có thịt rất thơm và săn chắc. Nổi tiếng nhất ở nhà hàng Gà Mạnh Hoạch là món gà rán. Miếng da gà vàng ươm, giòn tan, béo mà không ngậy, thơm lừng từ khi mới đem ra cho đến khi tan trong miệng, thịt gà dai vừa phải, ngọt ăn kèm với xôi nếp nướng mỡ gà.
Bạn muốn biết: