Là một đặc sản “vạn người mê”, từ lâu con rươi đã 1 sản phẩm được người tiêu dùng săn đón. Chỉ từ con rươi mà người ta làm được nhiều món ăn lý thú hấp dẫn: chả rươi, rươi kho niêu đất, rươi rang muối,…Tuy vậy không phải mùa nào cũng có món ăn ngon này, mà chỉ cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch hằng năm thì ta mới được thưởng thức.
Bạn quan tâm:
Con Rươi Và Những Món Ăn Ngon Từ Rươi
Rươi Tứ Kỳ – Hải Dương
Con rươi hay còn được gọi là “rồng đất” là loài sinh vật khá bí ẩn, thuộc họ giun đất và sống ở dưới đáy nước. Con rươi nhỏ, chỉ dài tầm 5 đến 7cm, có rất nhiều lông tơ xung quanh mình nhìn giống con rết, thuộc họ giun đốt. Chỉ theo kinh nghiệm mà người ta mới biết được mùa rươi đến, mỗi năm chỉ có 1 mùa và chỉ kéo dài 1 đến 2 tiếng ngắn gủi. Vì vậy mà mỗi độ trời trở gió heo may đột ngột, hay những cụ già trong làng người đau ê ẩm khi trở trời là báo hiệu mùa rươi đang đến, người dân lại chuẩn bị đi vớt rươi. Ai cũng biết rằng ăn rươi rất bổ, nhưng bổ như thế nào thì lại không rõ. Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì thịt rươi và thịt bê non có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao ngang nhau. Trong 100g rươi có 81,9g nước, 12,4 protid, 4,4g lipid, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể được 92 calo. Như vậy so với thịt bê, rươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn (trong 100g thịt bê nạc có 78,2g nước, 20g protid, 0,5g lipid, 1,3g tro, cung cấp được 87 calo). Ngoài ra trong rươi còn có nhiều loại muối khoáng như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%). Như vậy thịt rươi có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cũng chính vì 1 trong số lý do đó mà rươi được bán với giá khá đắt đỏ. Tuy là “của quý trời cho” nhưng con rươi ngày càng hiếm, mùa rươi đến rươi nổi lên càng ngày càng ít, sở dĩ như vậy là do trên những cánh đồng, con mương con lạch thuốc trừ sâu ngày càng nhiều, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, làm cho sự xuất hiện của rươi ngày càng ít đi.
Mách bạn: Tự làm món chả rươi ngon thơm tại nhà
Không như những thực phẩm khác: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua,.. con rươi khi ăn cũng cần phải nắm rõ những điều sau đây:
Muốn ăn rươi phải xem thực trạng cơ thể
Sở dĩ nói ăn rươi phải xem thực trạng cơ thể của mình là vì những chất bổ trong con rươi lại là những chất không an toàn đối với nhiều trường hợp
– Thứ nhất là phụ nữ có thai và trẻ em: đây là trường hợp không nên ăn rươi. Bởi vì rươi rất giàu chất đạm, bà bầu ăn rươi dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Còn trẻ em thì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nên ăn rươi dễ bị những triệu chứng về hệ tiêu hóa, nếu muốn cho trẻ ăn thì các bậc cha mẹ phải thật chú ý, cho ăn từng chút 1 để xem phản ứng của trẻ.
– Người có cơ địa dị ứng: vì rươi là sinh vật sống ở vùng đáy nước, do đó rươi rất dễ nhiễm độc. Người có cơ địa dị ứng ăn dễ bị khó thở, ngộ độc, đầy bụng,… ch0 nên phải thật chú ý và tốt nhất không nên ăn rươi.
– Những người mới ốm dậy: mặc dù những người mới ốm dậy cần dinh dưỡng, nhưng những dinh dưỡng của rươi lại qua nhiều, cơ thể người mới ốm dậy không chứa đựng được nhiều dinh dưỡng như vậy. Nên những món ăn từ rươi là “món ăn kỵ” đối với người mới ốm dậy.
Ăn rươi là phải ăn kèm vỏ quýt
Nhân dân ta đã có câu “Trời sinh voi sinh cỏ, sinh rươi sinh vỏ quýt” là ý chỉ sự kết hợp hoàn hảo, sự kết hợp không thể thiếu giữa con rươi và vỏ quýt. Theo Đông y, vỏ quýt (hay còn gọi là trần bì) có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó tác dụng nổi bật là phòng và chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vỏ quýt tươi có chứa 3.8% tinh dầu, 9% hectozan, ngoài ra còn có các chất khác như carotene, vitamin B1, B2. Tinh dầu lấy từ vỏ quýt có vị the và mùi thơm rất dễ chịu. Trong khi đó con rươi là loài sinh vật sống ở bùn đất, ở đáy nước nên bị nhiễm độc rất cao, khiến khi ăn có thể bị sình bụng khó tiêu. Biết được điều này nên nhân dân ta đã khéo léo kết hợp vỏ quýt với rươi để kiềm chế tình độc của con rươi, cho món ăn lành tính. Hơn nữa vỏ quýt kết hợp với rươi làm cho món ăn thêm hấp dẫn nhiều lần.
Để rươi đông lạnh và giã rươi đông lạnh phải có kỹ thuật
Rươi sống quãng đời rất ngắn, khi vớt chúng lên chỉ 1 lúc sau là chúng sẽ bị ươn thôi. Vì vậy muốn để rươi được lâu và vận chuyển đến nơi khác thì bắt buộc phải làm rươi đông lạnh. Tuy nhiên như đã nói ở trên rươi rất dễ nhiễm độc nên việc đông lạnh rươi và giã đông rươi hết sức phải cần thận. Và không nên để rươi đông lạnh quá lâu.
Ở bài viết này, chúng tôi chia sẽ bạn đọc chút kinh nghiệm và đôi điều về loài rươi, những chú ý khi ăn rươi. Hy vọng sẽ giúp ích được bạn đọc. Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn tại http://ruoi.com.vn/