Bạn đang xem
Trang chủ > Đặc sản Hải Dương > Về Hải Dương ăn bánh đa gấc Kẻ Sặt

Về Hải Dương ăn bánh đa gấc Kẻ Sặt

Đã đặt chân lên mảnh đất Hải Dương xinh đẹp là không ai không thưởng thức món bánh đa gấc Kẻ Sặt. Bánh đa thì có ở nhiều huyện trong tỉnh nhưng chỉ có ở huyện Kẻ Sặt mới làm ra chiếc bánh đa gấc thơm ngon trứ danh,. Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc được cuộn tròn thành từng cuộn , nổi tiếng thơm ngon của xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương và trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này.

Bạn tham khảo:

Vải Thiều Thanh Hà

Bánh gai Ninh Giang

Nghề làm bánh đa ở Kẻ Sặt đã có từ rất xa xưa, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở xã Tráng Liệt  thị trấn Kẻ Sặt. Món bánh đa Kẻ Sặt không phải ngẫu nhiên mà trở thành đặc sản dù được tạo nên từ những nguyên liệu rất gần gũi với làng quê như gạo, vừng, lạc, dừa, gừng, đường và gấc. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu đã cho thấy sự cầu kì của những người làm nghề.

Bánh đa gấc là nguồn thu chính của nhiều hộ gia đình
Bánh đa gấc là nguồn thu chính của nhiều hộ gia đình
Theo kinh nghiệm gia truyền, tất cả mọi nguyên liệu để làm món bánh đa này phải đạt “chuẩn”, nghĩa là gạo làm bánh phải trắng, hạt dài và thơm, nhiều bột, đây cũng là nguyên liệu chính của món đặc sản này. Hạt lạc phải chọn loại hạt già, to, mẩy không chọn những hạt gần già, càng không chọn lạc non, vì như vậy bánh đa sẽ mất bùi. Tiếp theo vừng được chọn là loại vừng tấm, cùng với dừa già có cùi dày để dễ thái mỏng và dừa già thì khi người ẩm thực ăn mới thấy béo và bùi vị dừa. Vị cay của gừng trong bánh cũng được mang lại từ những củ gừng to, gừng già, ít nhánh con. Màu đỏ của gấc để tạo màu cho bánh cũng là những quả gấc chín đều, có màu đỏ tươi được chọn lựa kĩ càng, nếu là gấc chín cây thì càng tốt, còn không phải là gấc ương, để qua 2 hôm là chín, chứ không được gấc non phải ủ nhiều ngày. Tất cả nguyên liệu làm bánh đều là những nguyên liệu phải già, phải to và ngon như vậy khi làm bánh bánh mới dậy mùi, mới tạo thành món ngon đặc sản Hải Dương.
Không chỉ khâu chọn nguyên liệu vô cùng tỷ mỷ, kỹ càng, mà công đoạn làm bánh khá cầu kì và phức tạp, đòi hỏi phải khéo léo và cẩn thận như vậy mới tạo ra những chiếc bánh trứ danh. Đầu tiên, gạo được ngâm trong nước sạch từ 2-3 tiếng hoặc có thể ngâm qua đêm cũng không sao sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đến bổ gấ, bỏ hạt, sau đó cho vào bóp đều với gạo, sau khi gấc đã nhuộm đều gạo thì mới cho đường vào trộn đều, đường cho tỷ lệ thật hợp lý để sao bánh không quá ngọt mà cũng không bị nhạt. Hỗn hợp vừa trộn được đưa vào cối xay đá thủ công, vừa xay vừa đổ nước sao cho bột quánh vừa đủ, tạo thành bột dẻo sánh mịn màng. Sau khi xay xong là công đoạn trộn gừng, vừng, lạc đã giã nhỏ vào và cho thêm một chút nước cốt dừa cùng với vani làm tăng hương vị. Nhưng phải thật chú ý là cho nước cốt dừa thật vừa đủ để bánh không bị nặng mùi cốt dừa, bánh sẽ mất vị và ngấy.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt như món lai rai thú vị cho dân nhậu, và là món ưa thích của nhiều người nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong miếng bánh đa mỏng dính giòn tan ấy có vị ngọt bùi tự nhiên của gạo, vừng, lạc, béo ngậy của nước cốt dừa hòa quyện với vị ấm nóng của gừng khiến người ăn cảm thấy có chút tê tê nơi đầu lưỡi. Thêm vào đó là màu đỏ hồng của gac nhìn vô cùng bắt mắt. Chính đặc trưng này khiến chiếc bánh đa gấc Kẻ Sặt đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường luôn gây cảm giác khô. Hương vị đặc biệt ấy đã làm nên cái riêng của bánh đa gấc Kẻ Sặt, và đã thu hút được lượng khách yêu thích đông đảo không chỉ người dân Hải Dương mà còn nhiều người tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, quê hương Hải Dương còn rất nhiều những đặc sản thơm ngon khác như con rươi Tứ Kỳ, bánh gai Ninh Giang, vải thiều Thanh Hà, bánh lòng Kinh Môn,… mỗi món ăn lại có sự thơm ngon bổ dưỡng riêng của nó, nhưng món ăn nào cũng hết sức được yêu thích.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)

Loading...

Top